Phần 5: Quy Định Pháp Lý Khi Kinh Doanh Tinh Dầu

  29/09/2020

Quy Định Pháp Lý & Chứng Nhận Khi Kinh Doanh Tinh Dầu Tại Việt Nam

Kinh doanh tinh dầu thiên nhiên tại Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc tìm nguồn hàng và bán sản phẩm, mà còn phải tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh, nhãn mác và an toàn sản phẩm. Nếu bạn muốn phát triển lâu dài và tạo niềm tin cho khách hàng, hiểu rõ các yêu cầu pháp lý là bắt buộc.

Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp:
✅ Có cần giấy phép kinh doanh tinh dầu không?
✅ Các chứng nhận quan trọng: COA, MSDS, test an toàn.
✅ Quy định dán nhãn, hạn sử dụng cho tinh dầu.


1. Có Cần Giấy Phép Kinh Doanh Tinh Dầu Không?

1.1. Trường hợp cần đăng ký kinh doanh

  • Bán tinh dầu online nhỏ lẻ: bắt buộc đăng ký kinh doanh.

  • Mở cửa hàng, đại lý hoặc kinh doanh sỉ: Bắt buộc đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp (theo Luật Doanh Nghiệp Việt Nam).

  • Sản xuất mỹ phẩm: Bắt buộc xin giấy phép sản xuất mỹ phẩm, công bố sản phẩm tại Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế.


1.2. Các loại hình đăng ký phổ biến

  • Hộ kinh doanh cá thể: Dễ đăng ký, phù hợp shop nhỏ.

  • Công ty TNHH, Công ty Cổ Phần, doanh nghiệp tư nhân: Dành cho mô hình kinh doanh lớn muốn xây dựng thương hiệu lâu dài.

Mua Bán Tinh Dầu Thiên Nhiên trước nhu cầu mua sỉ về kinh doanh


2. COA, MSDS, Chứng Nhận An Toàn Cho Tinh Dầu

2.1. COA (Certificate of Analysis) – Giấy chứng nhận phân tích

  • Do nhà sản xuất cung cấp.

  • Ghi rõ: Số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, chỉ số khúc xạ, quay cực và trọng lượng riêng.


2.2. MSDS (Material Safety Data Sheet) – Phiếu an toàn hóa chất

  • Do nhà sản xuất cung cấp.

2.3. Test Quatest 3 hoặc viện kiểm nghiệm

  • Kiểm tra các chỉ tiêu: Hàm lượng % thành phần hóa học của từng loại tinh dầu


3. Quy Định Dán Nhãn, Hạn Sử Dụng Khi Bán Tinh Dầu

Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, tinh dầu bán ra thị trường phải có nhãn đầy đủ các thông tin:

3.1. Thông tin bắt buộc trên nhãn tinh dầu

  • Tên sản phẩm: Ví dụ “Tinh dầu Sả Chanh nguyên chất”.

  • Thành phần: 100% tinh dầu sả chanh.

  • Thể tích: 10ml, 100ml, 1L, 5L…

  • Ngày sản xuất (NSX) & hạn sử dụng (HSD): Thường từ 24 tháng.

  • Hướng dẫn bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh nắng.

  • Tên và địa chỉ đơn vị chịu trách nhiệm: Công ty/hộ kinh doanh.

  • Cảnh báo an toàn: Không uống trực tiếp, tránh tiếp xúc mắt.


3.2. Lưu ý khi kinh doanh tinh dầu pha chế

  • Nếu bán tinh dầu mix hoặc tinh dầu massage → được xem là mỹ phẩm → bắt buộc công bố mỹ phẩm tại Cục Quản lý Dược.

  • Nếu bán tinh dầu khuyết tán, xông hương, thư giãn (không bôi lên da) → Tự làm công bố cơ sở -> Lưu tại địa điểm kinh doanh.

4. Lợi Ích Khi Có Đầy Đủ Chứng Nhận

  • Tăng uy tín với khách hàng và đối tác spa, đại lý.

  • Dễ đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử (Shopee Mall, LazMall).

  • Thuận lợi khi xuất khẩu hoặc bán cho nhà máy sản xuất mỹ phẩm.


Kết Luận

Kinh doanh tinh dầu không quá phức tạp về pháp lý nếu bạn chỉ bán lẻ, nhưng nếu mở rộng sang sản xuất hoặc phân phối lớn, cần đảm bảo đủ giấy phép và chứng nhận. Điều này giúp bạn:

  • Tránh rủi ro pháp lý.

  • Xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín.

Top